GIỚI THIỆU VỀ BÀI THI IC3

Gioithieu

Bài thi IC3 có nhiều phiên bản, khoảng từ 3-5 năm sẽ có phiên bản mới ra đời. Hiện nay phiên bản IC3 GS4 (năm 2017) GS4 (Global Standard 4) là tiêu chuẩn toàn cầu về năng lực sử dụng các ứng dụng công nghệ, thiết bị kỹ thuật số mới nhất hiện nay được công nhận bởi các tổ chức uy tín trên toàn thế giới. GS4 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của tổ chức International Society for Technology in Education (ISTE®) – Hoa Kỳ. IC3 GS4 là phiên bản mới nhất trong hệ thống chứng chỉ IC3 được thiết kế để đánh giá những kỹ năng cần thiết trong thời đại công nghệ số, đảm bảo cập nhật những thay đổi mới nhất trong các ứng dụng công nghệ và các thiết bị kỹ thuật số hiện đại.

IC3 GS4 được xây dựng bao gồm 03 bài thi thành phần:

Phần 1: Máy tính căn bản (Computing Fundamentals): Gồm các nội dung cơ bản về phần cứng, phần mềm, hệ điều hành và cách xử lý những sự cố thường gặp.


Phần 2: Các ứng dụng chính (Key Applications): Gồm các kiến thức cơ bản về các phần mềm ứng dụng trong bộ phần mềm Microsoft Office: Word, Excel, PowerPoint, Access.


Phần 3: Cuộc sống trực tuyến (Living Online): Gồm các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, cách sử dụng và tìm kiếm thông tin trên mạng, các phần mềm duyệt web, thư điện tử, mạng xã hội và các quy tắc ứng xử trên mạng, sử dụng máy tính an toàn.

1/Máy tính căn bản (Computing Fundamentals – CF ):

Gồm các nội dung cơ bản về phần cứng, phần mềm, hệ điều hành và cách xử lý những sự cố thường gặp. Cụ thể:

  • Phần cứng: Các thành phần chính cấu thành máy tính và chức năng của chúng, các thiết bị ngoại vi của máy tính hay các thiết bị nhập xuất dữ liệu. Biện pháp duy trì hoạt động ổn định của máy tính, bảo vệ máy tính khỏi sự hỏng hóc và cách giải quyết khắc phục trục trặc thông thường liên quan đến phần cứng.
  • Phần mềm: Nhận biết các loại phần mềm phổ biến khác nhau, cách thức cài đặt, nâng cấp hay xử lý các lỗi thường gặp của phần mềm. Hiểu được phần mềm và phần cứng tương tác như thế nào khi chúng làm việc, những nguyên tắc chung của việc xây dựng, nâng cấp và phát triển phần mềm.
  • Hệ điều hành: Hiểu biết cơ bản về hệ điều hành, cách thức hoạt động, sử dụng và quản lý hệ điều hành như thế nào. Các loại hệ điều hành phổ biến và tính năng của chúng.

2/ Các ứng dụng chủ chốt (Key Applications):

Gồm các kiến thức cơ bản về sử dụng các phần mềm ứng dụng trong bộ phần mềm Microsoft Office: Word, Excel, PowerPoint, Access.

  • Các chức năng chương trình chung: Hiểu biết cơ bản về những ứng dụng thông dụng cũng như cách sử dụng chúng để hoàn thành công việc của mình. Cách khởi động, thoát khỏi một ứng dụng, thay đổi giao diện. Cách thực hiện các chức năng phổ biến về quản lý tập tin, chỉnh sửa và định dạng, in ấn và xuất bản tài liệu.
  • Phần mềm Microsoft Word: Phần này tập trung vào các yếu tố cấu thành nên một văn bản được tổ chức tốt, định dạng văn bản và sử dụng các công cụ xử lý văn bản để tự động hóa các quy trình về bảo mật, cộng tác. Phần mềm Microsoft Excel. Cách xây dựng và sử dụng bảng tính excel một cách có hiệu quả. Biết cách sắp xếp và thao tác trên dữ liệu bằng cách sử dụng các hàm, công thức, vẽ biểu đồ…
  • Phần mềm Microsoft PowerPoint: Tìm hiểu cách làm như thế nào để thiết kế, quản lý và sửa đổi các bài thuyết trình và các cách sử dụng bài thuyết trình hiệu quả.
  • Phần mềm Access: Tìm hiểu về cách xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, truy vấn dữ liệu, bảng biểu báo cáo, và các giao diện nhập liệu.

3/ Cuộc sống trực tuyến (Living Online – LO):

​Gồm các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, cách sử dụng và tìm kiếm thông tin trên mạng, các phần mềm duyệt web, thư điện tử, mạng xã hội và các quy tắc sử dụng máy tính an toàn.

  • Mạng và Internet: Hiểu được những nguyên tắc cơ bản của mạng máy tính, những lợi ích và rủi ro khi sử dụng mạng máy tính. Vai trò của máy chủ, máy khách trong một mạng và các nguyên tắc cơ bản của bảo mật thông tin mạng.
  • Thư điện tử: Hiểu được các dạng khác nhau của truyền thông điện tử và cách thức làm việc, sử dụng hiệu quả. Bao gồm hiểu biết cơ bản nhất về các quy tắc của truyền thông trực tuyến, các vấn đề xung quanh truyền thông điện tử (thư rác, lừa đảo trên mạng, virus…)
  • Sử dụng Internet: Tìm hiểu về internet, web và cách sử dụng trình duyệt web. Tìm hiểu làm như thế nào để đánh giá chất lượng của thông tin tìm kiếm, sử dụng tài nguyên internet một cách có đạo đức.
  • Vấn đề an toàn máy tính và an ninh mạng: Máy tính và những rủi ro của việc sử dụng phần mềm và phần cứng máy tính. Làm như thế nào để sử dụng máy tính và Internet một cách an toàn, hợp pháp và có đạo đức.

QUY ĐỊNH THI IC3

Một số lưu ý quan trọng:

• Thí sinh có mặt tại địa điểm thi trước 30 phút.
• Khi đi thi mang theo các loại giấy tờ (bắt buộc) sau:
+ CMND/Hộ chiếu hợp lệ.
+ CMND/Hộ chiếu không hợp lệ và Giấy xác nhận (có hình) của Trường theo mẫu đính kèm (đối với thí sinh thi lần đầu tiên).
• Thí sinh thi từ lần thứ 2 trở lên CMND/Hộ chiếu không hợp lệ không được dự thi. Thí sinh không xuất trình được CMND/Hộ chiếu gốc không được dự thi.

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Có mặt tại địa điểm thi đúng giờ quy định. Mặc trang phục nghiêm túc, lịch sự.

2. Tuyệt đối không được mặc quần đùi, áo ba lỗ vào phòng thi.Thí sinh tới dự thi phải mang theo giấy tờ tùy thân như CMND hoặc hộ chiếu,… hợp lệ và Phiếu đăng ký dự thi.

3. Không mang theo tư trang. Nếu mang theo tư trang (gồm: ví, đồng hồ, máy điện thoại, thiết bị thu phát tín hiệu, các loại bút và các vật dụng khác) thí sinh phải tắt nguồn các thiết bị điện tử, cất tại nơi quy định và tự chịu trách nhiệm về tài sản của mình.

4. Không được vào phòng thi khi chưa được Giám thị cho phép.

5. Chỉ mang vào phòng thi bản gốc CMND/hộ chiếu, Phiếu đăng ký dự thi, giấy tờ liên quan nếu được yêu cầu và chìa khoá tủ gửi đồ (nếu có).

6. Có thái độ nghiêm túc, hợp tác chấp hành các yêu cầu kiểm tra an ninh và kiểm tra chứng nhận nhân thân của Giám thị như: lấy dấu vân tay, chụp ảnh, so sánh chữ ký, chữ viết hoặc các dạng kiểm tra điện tử khác.

7. Ngồi đúng vị trí theo sự hướng dẫn của Giám thị. Không được ra ngoài phòng thi cho đến khi kết thúc bài thi.Trong trường hợp đặc biệt (ốm đau bất thường…) phải báo ngay cho Giám thị biết, xử lý.

8. Không thực hiện bất cứ thao tác nào trên máy tính cho tới khi Giám thị cho phép. Tuân thủ theo sự hướng dẫn của giám thị trong phòng thi.

9. Phải kiểm tra thông tin cá nhân và tài khoản“ user name”, môn thi, ngôn ngữ hiển thị trên màn hình trước khi bắt đầu làm bài. Báo ngay cho Giám thị nếu phát hiện sai xót hoặc máy tính có sự cố. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin này trước khi chính thức làm bài thi.

10. Tuyệt đối giữ trật tự, không gây ra tiếng động. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không trao đổi đáp án bài thi dưới mọi hình thức, không được xem bài của thí sinh khác.

11. Nghiêm cấm mọi hành vi làm gián đoạn kết nối mạng cũng như phá hoại máy móc, thiết bị trong phòng thi. Cấm tự thực hiện các thao tác, can thiệp vào máy tinh nằm ngoài nội dung bài thi.

12. Nghiêm cấm lấy thông tin liên quan đến bài thi dưới mọi hình thức.

13. Khi kết thúc bài thi, thí sinh phải chờ Giám thị xác nhận mới được ra khỏi phòng thi. Sau khi thi, nghiêm cấm thí sinh thảo luận hay phát tán nội dung liên quan đến bài thi dưới mọi hình thức.


14. Trong trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu của đơn vị tuyển dụng, IIG Việt Nam có quyền đơn phương thông báo kết quả thi của thí sinh cho các đơn vị để phục vụ yêu cầu tuyển dụng và hậu kiểm.

XỬ LÝ VI PHẠM

15. Thí sinh vi phạm Quy định này trước, trong, và sau giờ thi đều bị hủy bỏ bài thi và có thể bị đình chỉ thi trong thời gian 02 năm trên phạm vi toàn bộ các nước khu vực Đông Dương và Myanmar.


16. Thí sinh vi phạm Quy định này lần 2 hoặc có hành vi gian lận nghiêm trọng ngay từ lần thứ nhất sẽ bị hủy bài thi và đình chỉ tư cách thi trong thời gian 03 năm trên phạm vi toàn bộ các nước khu vực Đông Dương và Myanmar.

17. Thí sinh không hợp tác trong quá trình khai nhận hành vi gian lận hoặc có hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng như phát tán nội dung bài thi, trao đổi đáp áp bài thi dưới mọi hình thức,… sẽ bị từ chối cung cấp các dịch vụ của IIG Việt Nam.

18.Trong quá trình giám sát thi, nếu hành vi vi phạm của cá nhân hoặc cả Hội đồng thi chưa được Giám thị phát hiện kịp thời, sau khi kỳ thi kết thúc, Hội đồng kỷ luật của IIG Việt Nam có quyền đơn phương hủy bỏ kết quả bài thi của cá nhân hoặc tập thể vi phạm.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN BÀI THI IC3

1/ Tôi có thể đăng ký thi IC3 như thế nào?

Trả lời:

Trường hợp dự thi với tư cách cá nhân, bạn có thể đăng ký thi IC3 tại Trung Tâm Ngoại Ngữ – Tin Học VSEN.
Địa chỉ: 161 – 165 Nguyễn Chí Thanh – F.12 – Q.5 – TP.Hồ Chí Minh.

2/ Lệ phí thi bài thi IC3 là bao nhiêu?

Trả lời:

Đăng ký tại Trung Tâm Ngoại Ngữ – Tin Học VSEN bạn sẽ được hộ trợ mức lệ phí thi là: 590.000đ
Tại IIG Việt Nam hiện tại là: 615,000đ.

3/ Đối tượng được phép thực hiện bài thi IC3?

Trả lời:

Bất kỳ ai cũng có quyền đăng ký và dự thi các bài thi IC3 để lấy chứng chỉ

4/ Thời gian có hiệu lực của chứng chỉ IC3?

Trả lời:

Chứng chỉ IC3 có thời gian hiệu lực trọn đời. Tuy nhiên các phiên bản của bài thi liên tục được cập nhật để phù hợp với sự phát triển của công nghệ trong thực tế. Vì vậy, bạn nên cập nhật chứng chỉ của mình lên phiên bản mới hơn để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng như cập nhật các kiến thức sử dụng trong đời sống thực tế.

5/ Tôi có thể in lại chứng chỉ của mình không?

Trả lời:

Có. Bạn có thể sử dụng tài khoản cá nhân để tải về và in các tài liệu này bất cứ lúc nào. Bản sao của chứng chỉ có giá trị như bản chính thức do có mã Verify Code trên chứng chỉ.

6/ Tại sao sau khi thi tôi không có chứng chỉ ngay?

Trả lời:

Chứng chỉ bản mềm sẽ có ngay sau khi thi nếu bạn vượt qua bài thi. Chứng chỉ bản cứng sẽ được Trung Tâm Ngoại Ngữ – Tin Học VSEN trả lại bạn sau 6 – 8 tuần làm việc, đây là thời gian gửi chứng chỉ từ Hoa Kỳ về Việt Nam. Sau thời gian chờ này, Trung Tâm Ngoại Ngữ – Tin Học VSEN sẽ thông báo đến các bạn để nhận chứng chỉ.

7/ Để có chứng chỉ IC3 tôi phải thi bao nhiêu bài?

Trả lời:

Sau mỗi bài thi thành phần, bạn sẽ có một chứng nhận vượt qua bài thi đó bằng bản mềm và có thể tải về bất cứ lúc nào. Tuy nhiên để nhận được chứng chỉ IC3 bạn cần vượt qua cả 3 bài thi thành phần.

8/ Tôi có thể sử dụng các bài thi thành phần khác nhau của các phiên bản bài thi IC3 khác nhau, tổng hợp lại thành chứng chỉ IC3 được không?
Trả lời:

Có. Chứng nhận thành phần của chứng chỉ IC3 phiên bản mới hơn có thể sử dụng để thay thế cho chứng nhận thành phần của chứng chỉ IC3 phiên bản cũ hơn.

Ví dụ: bạn đã thi qua bài thi Computing Fundamentals và Key Applications của IC3 GS3 và bài thi Living Online của IC3 GS4 thì bạn sẽ được cấp chứng chỉ IC3 GS3, nếu bạn muốn có chứng chỉ IC3 GS4 thì bạn phải thi qua thêm các bài thi Computing Fundamentals và Key Applications của IC3 GS4.

9/ Nếu đã đăng ký thi nhưng bị mất CMND. Tôi có được tham gia thi không? Nếu không được, có được hoàn phí thi không?

Trả lời:

Bạn bắt buộc phải có một trong các loại giấy chứng nhận nhân thân chính sau:

Hộ chiếu
Chứng minh nhân dân
Chứng minh quân nhân

Nếu không có CMND hoặc hộ chiếu bản gốc tại ngày thi, bạn sẽ không được tham gia thi và không được hoàn trả lệ phí thi.

Khi bị mất CMND, bạn phải báo ngay cho Trung Tâm Ngoại Ngữ – Tin Học VSEN để kịp đổi ngày thi khác hoặc hủy thi để nhận lại ½ lệ phí thi.

Thời điểm chuyển thi/hủy thi hợp lệ là hai ngày trước ngày thi (đối với các ngày thi từ thứ Ba đến Chủ Nhật) và ba ngày trước ngày thi (đối với ngày thi là thứ Hai). Chuyển thi/ hủy thi muộn, bạn sẽ không được chấp nhận và không được hoàn trả lệ phí thi.

10/ Tôi sẽ nhận chứng chỉ tại Trung Tâm Ngoại Ngữ – Tin Học VSEN hay Trung Tâm Ngoại Ngữ – Tin Học VSEN gửi về nhà cho tôi?

Trả lời :

Bạn phải đến nhận trực tiếp tại Trung Tâm Ngoại Ngữ – Tin Học VSEN. Khi đến nhận chứng chỉ bạn phải mang theo CMND để đối chiếu.

11/ Hiện tại có bao nhiêu phiên bản của bài thi IC3?

Trả lời:

Các phiên bản của bài thi IC3 được cập nhật liên tục theo tốc độ phát triển của Công nghệ thông tin Thế giới, bạn vui lòng liên hệ với IIG Việt Nam để nhận được thông tin cụ thể.

12/ Nếu mất chứng chỉ bản gốc, phải làm thế nào để được cấp lại?

Trả lời:

Bạn có thể đăng ký dịch vụ cấp lại chứng chỉ tại các văn phòng của IIG Việt Nam.

13/ Tôi muốn có thêm bản sao chứng chỉ để nộp hồ sơ xin việc vào nhiều đơn vị thì cần phải làm thủ tục gì?

Trả lời:

Bạn có thể sử dụng tài khoản cá nhân để tự in bản Online.

14/ Nếu gặp khó khăn trong việc sử dụng chứng chỉ online, IIG Việt Nam hình thức nào hỗ trợ thí sinh không?

IIG Việt Nam có thể cung cấp Giấy xác nhận kết quả thi để hỗ trợ thí sinh sử dụng kèm với chứng chỉ online. Để có Giấy xác nhận kết quả thi, thí sinh làm thủ tục trực tiếp tại văn phòng của IIG Việt Nam.

15/ Nếu năm nay tôi thi đỗ hai bài thi, trượt một bài. Vậy tôi phải thi lại môn chưa đủ điểm vào thời gian nào để có chứng chỉ?

Trả lời:

Bạn có thể thi tiếp các bài thi thành phần thi còn thiếu bất cứ lúc nào để hoàn thiện chứng chỉ Ic3. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về vấn đề phiên bản của bài thi, cần lựa chọn bài thi thành phần thi đúng với phiên bản thi đã thực hiện.

16/ Nếu ngày thi, tôi bị ốm nặng hoặc bị tai nạn giao thông nên không thể đến được địa điểm thi, tôi có được chuyển buổi thi không?

Trả lời:

Nếu ốm hoặc bị tai nạn giao thông, bạn phải có giấy tờ bệnh án của bệnh viện để xác thực thông tin mới được xem xét thi lại miễn phí.

17/ Nếu trong quá trình thi, bài của tôi bị lỗi thì tôi có được thi lại không?

Trả lời:

Trong trường hợp bài thi bị lỗi, bạn sẽ được giám thị thực hiện các tác nghiệp để bạn có thể tiếp tục làm bài tại câu hỏi xảy ra lỗi. Trong trường hợp lỗi do hệ thống, bạn sẽ được làm lại bài thi ngay lập tức hoặc vào một buổi thi khác tùy theo điều kiện thực tế (bạn sẽ không mất phí cho bài thi lại trong trường hợp này).

18/ Nếu tôi đã dự thi một bài IC3 GS3 và các bài thi thành phần còn lại và IC3 GS4 tôi sẽ nhận chứng chỉ của phiên bản GS3 hay GS4?

Trả lời:

Bạn sẽ nhận chứng chỉ của phiên bản GS3. Nếu muốn nhận chứng chỉ phiên bản GS4, bạn phải làm đủ 3 bài thi thành phần của phiên bản GS4.

19/ Nếu sau khi kết thúc bài thi tôi mới phát hiện ra, nhìn phiếu điểm/chứng chỉ tôi mới phát hiện ra thông tin cá nhân của mình bị sai. Tôi phải làm thế nào để có chứng chỉ đúng thông tin?

Trả lời:

Tại thời điểm hướng dẫn thí sinh cách kiểm tra thông tin và cách thức làm bài trước khi chính thức làm bài thi, giám thị đã yêu cầu thí sinh phải kiểm tra các thông tin trên màn hình và báo ngay với giám thị nếu có sai khác để kịp thời điều chỉnh. Thí sinh sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm tra thông tin và chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin đó. Do vậy, thi xong thí sinh mới phát hiện ra sai lệch thì thí sinh sẽ phải viết đơn đề nghị điều chỉnh thông tin và nộp phí dịch vụ tại các VP của IIG Việt Nam.

20/ Nếu sau khi làm bài thi tôi mới phát hiện ra nội dung bài thi đang hiển thị trên màn hình không đúng với môn thi mà tôi đã đăng ký, tôi có được chọn lại bài thi mới đúng với thông tin đăng ký của mình và có phải nộp lại lệ phí không?

Trả lời:
Tại thời điểm hướng dẫn thí sinh cách kiểm tra thông tin và cách thức làm bài trước khi chính thức làm bài thi, giám thị đã yêu cầu thí sinh phải kiểm tra các thông tin trên màn hình và báo ngay với giám thị nếu có sai khác để kịp thời điều chỉnh. Thí sinh sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm tra thông tin và chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin đó. Nếu chỉ nộp lệ phí để thi 01 bài thi, khi lựa chọn bắt đầu làm bài là bài thi đã được sử dụng và không thể trả lại. Do vậy, khi đã vào làm bài thí sinh mới phát hiện ra sai lệch môn thi thì thí sinh sẽ phải nộp lại lệ phí thi nếu muốn thi bài thi mới.